Thớt gỗ bị mốc đen đừng rửa bằng xà phòng: Làm theo cách đơn giản này chỉ 5 phút thớt sạch bong như mới

Thớt gỗ bị mốc đen đừng rửa bằng xà phòng: Làm theo cách đơn giản này chỉ 5 phút thớt sạch bong như mới
Thớt gỗ bị mốc đen đừng rửa bằng xà phòng: Làm theo cách đơn giản này chỉ 5 phút thớt sạch bong như mới

Đừng vội rửa thớt bằng xà phòng khi nó bẩn, mốc. Hãy áp dụng một mẹo nhỏ dưới đây, thớt sẽ sạch như mới sau 5 phút và không bị mốc lại sau một thời gian dài

Người xưa thường nói “bệnh từ miệng mà ra”, do đó một chiếc thớt khỏe mạnh chính là bảo đảm cho chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khi thời tiết mưa gió, ẩm ướt, thớt gỗ bắt đầu bị mốc nếu bạn không chú ý. Đừng vội rửa thớt bằng xà phòng khi nó bẩn, mốc. Hãy áp dụng một mẹo nhỏ dưới đây, thớt sẽ sạch như mới sau 5 phút và không bị mốc lại sau một thời gian dài.

Một chiếc thớt tốt cũng quan trọng không kém gì những thực phẩm được chặt hay thái trên nó. Dùng thớt tồi có thể khiến lưỡi dao cùn nhanh hơn, làm vi khuẩn lưu trú và sản sinh nhiều hơn. Thớt gỗ rõ ràng là thân thiện với môi trường hơn và an toàn hơn khi sử dụng, nhưng để diệt khuẩn trên mặt thớt không hề đơn giản, nếu bạn không biết cách. Nước xà phòng nóng có thể rửa sạch thớt nhưng lại có thể khiến thốt gỗ bị khô quá, thậm chí cong vênh. Hãy sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bạn mà rất thân thiện với con người.

Rửa thớt với giấm ăn, mối, kem đánh răng và baking soda

Chuẩn bị:

– Giấm trắng, muối, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dầu ăn, baking soda.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sử dụng giấm trắng và muối khử trùng

Giấm trắng có tác dụng làm mềm mạnh nên có thể làm mềm các vết bẩn cứng đầu trên thớt nên trước tiên hãy đổ một lượng giấm trắng thích hợp lên thớt, để giấm được trải đều trên thớt. Sau đó rắc đều một lượng muối ăn thích hợp lên thớt. Sở dĩ rắc muối ăn là vì muối ăn có dạng hạt, không chỉ có ma sát tốt mà còn có tác dụng sát trùng, khử trùng.

Bước 2: Dùng kem đánh răng và bàn chải đánh răng vào để làm sạch

Sau đó lấy bàn chải đánh răng cũ và cho một ít kem đánh răng lên. Chà đi cọ lại thớt nhiều lần bằng bàn chải đánh răng, giống như chúng ta đánh răng. Muối và kem đánh răng có khả năng làm sạch rất tốt nên rất hữu ích cho chúng ta trong việc làm sạch thớt, sự kết hợp của cả hai có lực mài mòn mạnh.

Chúng ta chải thớt bằng kem đánh răng, loại kem đánh răng này không chỉ có thể chà sạch bề mặt thớt mà còn có thể làm sạch hoàn toàn các vết dao kéo trên thớt, khiến vi khuẩn và bụi bẩn không có chỗ ẩn nấp, không tì vết. Chúng ta chỉ cần chải vài lần là sạch, sau đó cho vào nước để làm sạch.

Bước 3: Thoa một lớp dầu ăn

Sau khi chúng ta làm sạch thớt, chúng ta cần lau khô thớt. Chúng ta có thể phết một lớp dầu ăn lên bề mặt thớt. Dầu ăn không chỉ có thể bảo dưỡng thớt mà còn ngăn chặn hiệu quả thớt của chúng ta khỏi nấm mốc và nứt nẻ.

Sau đó chúng ta phủ lên thớt một lớp màng bọc thực phẩm và để như vậy trong vòng 4 đến 5 tiếng để dầu ăn thấm đều vào thớt. Đợi hết thời gian tháo màng bọc ra.

Nếu còn quá nhiều dầu ăn trên thớt, đừng dùng nước rửa chén để làm sạch. Thay vào đó, hãy rắc một ít baking soda lên đó để làm sạch. Bởi vì soda ăn có khả năng hấp thụ dầu mạnh nên nó là một trợ thủ đắc lực trong nhà bếp của chúng ta để loại bỏ dầu, sau khi làm sạch như vậy, thớt sẽ không bị mốc trong một năm.

 Rửa thớt bằng chanh, muối và giấm

Muối đóng vai trò là cái chổi giúp đẩy hết chất bẩn. Trong khi nước chanh diệt khuẩn và khử mùi hôi. Để làm sạch thớt đường kính 22cm, sử dụng 1/3 quả chanh, 1,5 thìa muối và 5 thìa giấm.

Đầu tiên, bạn cần rửa sạch thớt bằng nước, rắc nhiều muối lên và dùng 1/3 hoặc nửa quả chanh chà đến khi sạch.

Để thớt như thế vài phút rồi dùng nước nguội rửa sạch. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch giấm trắng để tăng cường khả năng diệt khuẩn ở khâu cuối.

Tiến sĩ Mỹ: Ngủ kiểu này chẳng khác nào tự “đầu độc” cơ thể, hại từ tim đến gan

Theo tiến sĩ Eric Berg, bác sĩ nội khoa ở Mỹ, thường xuyên ngủ không đủ giấc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tiến sĩ Mỹ tiết lộ kiểu ngủ gây hại cho cơ thể

Tiến sĩ Eric Berg, bác sĩ nội khoa ở Mỹ cho biết các khuyến nghị về giấc ngủ đều chỉ ra rằng việc ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại việc ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.

TS Eric giải thích: “Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể chúng ta phục hồi, giúp đốt cháy chất béo và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, việc ngủ không đủ giấc chẳng khác nào đang tự ‘đầu độc’ cơ thể”.

Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi và tâm trạng thay đổi thất thường, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, đau tim hoặc tiểu đường.

TS Eric giải thích: “Ngủ không đủ giấc có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone adrenaline hơn (hormone xuất hiện khi bạn sợ hãi, tức giận,… khiến tim đập nhanh hơn), đồng thời tuyến thượng thận cũng sẽ sản sinh thêm cortisol để giảm căng thẳng cho cơ thể”.

TS Eric cho biết nếu tình trạng trên diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài, nó có thể gây căng thẳng cho tim.

TS Eric tiếp tục: “Thiếu ngủ mạn tính có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bao gồm cả đau tim, đột quỵ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường vì cortisol và adrenaline có thể giải phóng đường vào máu khiến lượng đường huyết tăng vọt dù bạn không ăn gì. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân và gan nhiễm mỡ”.

Ngủ không đủ giấc không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thừa cân, béo phì, gan nhiễm mỡ. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu nói gì?

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Galway, Ireland thực hiện đã phân tích dữ liệu từ 5.000 người và một nửa số này đã từng bị đột quỵ. Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần.

Một nghiên cứu khác trên hơn 5000 người do tiến sĩ Yan Liu tại Phòng thí nghiệm về thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe của Trường Y tế Công cộng trực thuộc Đại học Sun Yat-sen Quảng Đông, Trung Quốc chỉ ra rằng những người có chất lượng giấc ngủ vào ban đêm kém và có thời gian ngủ trưa dài có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn.

TS Eric cho biết: “Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, hay thức khuya hoặc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày, bạn có thể sắp phải đối mặt với các nguy cơ bệnh tật kể trên”.

https://soha.vn/tien-si-my-ngu-kieu-nay-chang-khac-nao-tu-dau-doc-co-the-hai-tu-tim-den-gan-202311261912208.htm